Công việc nhàm chán, bị sếp la mắng, muốn tìm mức lương cao hơn, khao khát sống tự do: NGHỈ VIỆC không phải phép thử hay phút bốc đồng tùy tiện!

14-06-2018 - 09:30 AM

Bạn có dám chắc công việc kiếm được sau khi nghỉ sẽ tốt hơn công việc ban đầu hay không?

Một vài ngày trước, một đọc giả hỏi tôi rằng:

Bây giờ anh ta thấy hối hận về việc đã từ chức nhưng lại không thể quay lại được thì nên làm thế nào?

"Nói thật thì vào lúc đó tôi cứ nghĩ cuộc sống sau khi từ chức sẽ rất tốt đẹp, nhưng sau khi từ chức rồi mới biết được, mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ đầu, mà cái cảm giác chỉ vừa mới bắt đầu này khiến tôi không biết bản thân mình nên làm gì mới đúng."

Tôi không biết nên làm gì để an ủi anh ta, vì vậy chỉ đành đưa ra một lời khuyên: "Anh nên đi học một kỹ năng nào đó, càng thành thạo càng tốt."

Tôi nói muốn viết một bài báo để khuyên răn những bạn trẻ đang muốn từ chức. Anh ấy nghe vậy liền bảo tôi lấy trường hợp của anh ta làm ví dụ để bắt đầu bài báo.

Có lẽ là do mọi người đều biết tôi cũng là một người đã từng từ chức, nhưng xem ra đến nay tôi vẫn sống rất tốt. Ở đây, tôi xin nhấn mạnh một chút, đó chỉ là "xem ra" mà thôi.

Vì vậy mà hầu như mỗi ngày sau hậu trường đều có người hỏi tôi:

"Tôi không thích công việc hiện tại của mình, tôi muốn từ chức. Vậy tôi nên sống qua ngày bằng cách nào đây?"

"Tôi không biết phải làm gì, chỉ là tôi không thích công việc hiện tại thôi."

"Tôi không biết nên cố gắng làm cái gì, nhưng tôi lại không thích công việc hiện giờ."

Tôi nghĩ đa số mọi người ở đây đều có một khái niệm hết sức sai lầm, đó chính là nếu từ chức thì có thể được sống những ngày tháng mà bản thân yêu thích, còn ngược lại nếu không từ chức, họ sẽ phải trải qua những ngày tháng buồn bã, chán chường.

Nhưng bạn nên biết rằng, thứ quyết định cuộc sống của bạn, không phải là nghề nghiệp của bạn, mà chính là sự nỗ lực của bạn.

Công việc nhàm chán, bị sếp la mắng, muốn tìm mức lương cao hơn, khao khát sống tự do: NGHỈ VIỆC không phải phép thử hay phút bốc đồng tùy tiện! - Ảnh 1.

Nếu bạn không biết nên làm gì, đừng nên tùy tiện từ bỏ công việc hiện tại của mình

Ít nhất, bạn phải biết được một kỹ năng riêng, đặc biệt là phải thành thạo kỹ năng đó. Nếu nói 10 điểm là mức cao nhất của kỹ năng riêng mà bạn học, thì ít nhất bạn phải đạt được 7 điểm. Không chỉ có thế, kỹ năng đó còn phải có thể giúp bạn tìm được một công việc tốt hơn nhiều so với hiện tại. Khi nào đạt được những điều trên, lúc đó suy nghĩ về việc từ chức cũng không muộn.

Hiện nay có bán một cuốn sách rất nổi tiếng tên là Chicken Soup for the Soul. Những người trẻ tuổi nên đọc quyển sách này. Bởi vì nó sẽ truyền cảm hứng cho bạn vào những lúc bạn cảm thấy tuyệt vọng, đồng thời luôn nhắc nhở bạn phải luôn dũng cảm hết mình để vượt qua khó khăn. Cho dù bây giờ bạn không có cái gì, cũng nhất định phải cố gắng theo đuổi cho bằng được.

Có một chàng trai đến tìm tôi, cậu ta chỉ tầm 26, 27 tuổi và cũng mới vừa từ chức. Cậu ta nói rằng cảm thấy sau khi từ chức bản thân lại chẳng hề vui vẻ tý nào, không có tiền, không có công việc, cũng không có tự do.

Tôi hỏi cậu ta biết làm cái gì, chuyên ngành chính mà hồi trước cậu ta học là ngành gì.

Cậu ta nói kiến thức học thời đại học đã sớm quên hết, tốt nghiệp xong cũng không nhớ mình đã làm gì mà đậu được phỏng vấn và xin được vào làm ở công ty cũ. Thế nhưng lúc đó cậu ta cảm thấy công việc đó không thích hợp với mình, cảm thấy nó quá nhàm chán, nên đã xin nghỉ việc ở đó. Bây giờ thì sao? Cậu ta không tìm được công việc nào tốt như công việc cũ.

"Bạn được công ty nhận vào làm ở chức vụ đó, chứng tỏ bạn không hề thua kém người khác, bạn có năng lực làm việc ở vị trí đó, cũng chứng tỏ công việc đó phù hợp với bạn. Thế nhưng bạn lại xin từ chức, đây không phải lỗi do công việc, mà vấn đề nằm ở chính bản thân bạn!"

Đừng nên tùy tiện từ chức, người trẻ tuổi đừng nên đem chuyện từ chức ra làm trò đùa.

Khi bạn không biết làm cái gì, cũng không chịu học để làm việc khác, làm sao xã hội có thể tiếp nhận bạn đây?

Công việc nhàm chán, bị sếp la mắng, muốn tìm mức lương cao hơn, khao khát sống tự do: NGHỈ VIỆC không phải phép thử hay phút bốc đồng tùy tiện! - Ảnh 2.

Có một vài người bình thường, muốn được thành công nhưng lại không có tài, cũng chẳng chịu nỗ lực. Như vậy sẽ chỉ khiến họ trở thành nhân vật hoàng tử cô độc trong các câu chuyện cổ tích mà ta thường đọc. Không chỉ khiến người ta không thương cảm mà thậm chí còn để lộ sự vô tri, thiếu năng lực của bản thân mình.

Đừng để cảm xúc chi phối lựa chọn của bạn

Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ đồng tình với những người từ chức với lý do bốc đồng. Thế nhưng hầu như đa số những người từ chức đều vì xử sự theo cảm xúc mà từ bỏ công việc của mình.

Có một loại chi phí gọi là chi phí rủi ro.

Muốn làm bất cứ việc gì cũng cần phải có can đảm, nhưng bạn nên hiểu rằng, khi chi phí rủi ro đang được khống chế ở mức thấp nhất lại đi xin từ chức sẽ làm tăng khả năng rủi ro và giảm chi phí rủi ro của bạn.

"Tôi không vui khi làm việc ở đây, vì vậy tôi từ chức. Tôi cảm thấy công việc ở đây thật nhàm chán, nên tôi từ chức. Tôi bị cấp trên phê bình, la mắng, nên từ chức."

Tôi nghĩ có một thứ quan trọng hơn nhiều so với việc từ chức mà bạn càng nên biết, đó là: "Tại sao bạn cảm thấy không vui khi làm công việc đó, tại sao bạn chán nản, tại sao bạn bị sếp la, bị đồng nghiệp xa lánh?"

Nói đến cuối cùng, tại sao người phải chịu đựng những điều đó là bạn mà không phải là người khác?

Có đến 90% số người từ chức bước vào ngõ cụt sau khi bước vào công việc tiếp theo. Bởi vì trước khi tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề, họ đã lựa chọn xin nghỉ trước khi tìm ra câu trả lời.

Công việc nhàm chán, bị sếp la mắng, muốn tìm mức lương cao hơn, khao khát sống tự do: NGHỈ VIỆC không phải phép thử hay phút bốc đồng tùy tiện! - Ảnh 3.

Con đường của người khác không phải thế mạnh của bạn, bạn nên tự biết khả năng cạnh tranh cốt lõi của mình và cố gắng phát huy nó

Tôi nhớ có một đoạn thời gian, người ra rất thịnh hành việc đi du lịch khắp nơi sau khi từ chức. Nhưng điều quan trọng chính là muốn làm được điều này cần phải là người vừa có tiền, vừa rảnh rỗi và có cuộc sống đầy đủ.

Kết quả là những người trẻ tuổi đều mơ mộng rằng sau khi từ chức, đi du lịch, viết một cuốn sách thì sau đó sẽ trở nên nổi tiếng, phát tài và được sống một cuộc sống "tự do tự tại."

Tôi đã từng viết một bài báo về người bạn của tôi. Lúc đó cô ấy rất ngưỡng mộ cuộc sống như vậy. Cô ấy muốn từ chức để đi du lịch, và mơ ước sẽ có một ngày bản thân được sống cuộc sống đó.

Thực ra có một thời gian, người ta đến tìm cô để yêu cầu cô viết bài. Lúc đó cô cũng có thể kiếm được chút ít thu nhập.

Nhưng dần dần cô lại nhận ra, nếu cô không đi làm, tiền tiết kiệm của cô sẽ giảm dần, thu nhập của cô không đủ để trả cho chi phí sinh hoạt hằng ngày của cô và thậm chí cô lại không dám xin tiền của người nhà. 

Khi xuất hiện vấn đề liên quan đến sự sống còn, hoặc khi không còn nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống, rất nhiều người đều sẽ hoài nghi quyết định của mình. Khi cô ấy gọi điện cho tôi, tôi chỉ nói một câu duy nhất: "Hay là làm lại công việc cũ đi."

Bạn từ chức đi du lịch, có thực sự là vì muốn từ chức hay không, hay là chỉ vì muốn đi du lịch? Bạn có từng nghĩ đến việc này hay chưa, nếu chưa thì đây quả thật là một sai lầm lớn.

Bởi vì sự đam mê, nhiệt tình cho công việc của bạn không có ở đây, nên bạn mới gặp trở ngại, khó khăn. Sự can đảm, nhiệt tình của bạn trong công việc đều ở mức bị động.

Cho nên mỗi lần trả lời đọc giả, tôi thường hỏi anh ta: "Bạn biết làm gì?"

Những con đường mà người khác đã đi qua, bạn thấy hay, thấy tốt, nhưng bạn có bao giờ nghĩ tới việc người ta đã nỗ lực, khó khăn và kiên trì như thế nào để đi hết con đường đó chưa?

Công việc nhàm chán, bị sếp la mắng, muốn tìm mức lương cao hơn, khao khát sống tự do: NGHỈ VIỆC không phải phép thử hay phút bốc đồng tùy tiện! - Ảnh 4.

Con đường mỗi người đi đều không giống nhau, cũng vậy, thực lực của mỗi người cũng không giống nhau, nên có nhiều khi, mặc dù cùng chung mục tiêu phấn đấu, nhưng kết quả và đích đến của mỗi người lại khác nhau hoàn toàn.

Tôi không ủng hộ những người trẻ tuổi từ chức, nhưng tôi khuyến khích họ biết bản thân muốn làm gì, và học hỏi nhiều từ thế giới bên ngoài.

Từ chức cũng không phải là việc xấu gì, không cần bạn phải có khả năng trèo đèo lội suối cao siêu, chỉ cần bạn có kỹ năng riêng của bản thân, lúc đó hãy nghĩ đến việc từ chức.

Thế giới lớn như vậy, chúng ta có thể đi du lịch, tham quan phong cảnh, nhưng điều kiện cơ bản chính là phải lo cho cuộc sống đầy đủ trước, sau đó mới nghĩ đến việc đi du lịch.