Điều tra giao dịch vũ khí hạng nhẹ: Lộ diện những cái tên bất ngờ trong top "lái súng"

14-09-2017 - 07:25 AM

(Ảnh minh họa. Nguồn: Tamu.)

Không có gì bất ngờ khi Mỹ đứng đầu danh sách với giá trị xuất khẩu năm 2014 là 1,1 tỉ USD. Nhưng một số cái tên khác trong top thì không dễ hình dung.

Những bằng chứng điển hình

Theo Khảo sát Điều tra Vũ khí hạng nhẹ năm 2017, mặc dù 55% các quốc gia buôn bán vũ khí đã minh bạch hơn trong các giao dịch của mình, thị trường trị giá 6 tỉ USD này vẫn còn là ẩn số với thế giới.

Từ chợ đen, những vũ khí nóng được khủng bố và một số các quốc gia lạm dụng để đạt được mục đích thông qua vũ lực và vi phạm nghiêm trọng nhân quyền.

Các bằng chứng thu thập được từ báo cáo cho thấy Triều Tiên và Iran là hai quốc gia có lượng giao dịch rất lớn.

Tháng 8 năm ngoái, một tàu Triều Tiên đã bị chặn lại tại Ai Cập. Trên khoang tàu, các thanh tra phát hiện hơn 30.000 quả đạn chống tăng PG-7 và các phụ kiện được giấu dưới 2.300 tấn quặng sắt.

Một lô vũ khí xuất khẩu của Triều Tiên trị giá 18 triệu USD cũng được phát hiện trên một máy bay ở Thái Lan. Nếu trót lọt, loạt vũ khí này sẽ tới Iran.

Báo cáo cũng cho biết: "Những vụ bắt giữ nêu trên, cùng các tài liệu ghi lại giao dịch vũ khí, đủ cho thấy Triều Tiên là một quốc gia xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ tiêu biểu. Mặc dù Iran, Triều Tiên và UAE hiếm khi thừa nhận xuất khẩu vũ khí trị giá hơn 10 triệu USD, số liệu cho thấy điều ngược lại.

Ả Rập Saudi cũng có nhiều khả năng là một quốc gia giao dịch trung gian lớn của các loại vũ khí hạng nhẹ."

Điều tra giao dịch vũ khí hạng nhẹ: Lộ diện những cái tên bất ngờ trong top lái súng - Ảnh 1.

Lính Triều Tiên tập luyện sử dụng vũ khí. (Ảnh: China Tímes)

Theo báo cáo, hàng chục nghìn súng trường, súng phóng lựu và hơn 350 triệu viên đạn đã được xuất khẩu từ tám nước Trung Âu và Đông Nam Á sang Ả Rập Saudi từ năm 2012 đến năm 2015.

Những lô hàng này được chuyển tới căn cứ quân sự tại Jordan, Ả Rập Saudi và UAE trước khi được chuyển cho Yemen và Syria.

Irene Pavesi, một nhà nghiên cứu thực hiện khảo sát này, nhận định: "Việc che giấu các hoạt động trao đổi vũ khí hạng nhẹ làm tăng khả năng vũ khí rơi vào tay kẻ xấu, thúc đẩy mâu thuẫn, bất ổn và bất hòa khắp thế giới."

Các số liệu nổi bật

Bản báo cáo này có những điểm nổi bật sau:

- Brazil lần đầu tiên lọt top 5 nước xuất khẩu súng máy, súng cối và các vũ khí khác, cùng ngang hạng với Mỹ, Đức, Hàn Quốc và Ý.ên

- Anh là một trong những nhà nhập khẩu lớn của vũ khí hạng nhẹ. Chỉ số mua bán đã tăng 18% giữa năm 2013 và 2014, đạt 109 triệu USD, chỉ yếu cho thị trường dân dụng.

- Vũ khí được xuất khẩu trực tiếp hoặc qua trung gian từ Triều Tiên, Iran, Ả Rập Saudi và UAE được các nhóm phiến quân ở Syria, Yemen, Iraq và Lebanon sử dụng.

- Iraq cũng nằm trong top 10 các nước nhập khẩu vào năm 2014, với giá trị lên tới 139 triệu USD.

- Đứng đầu trong số các nước xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ vẫn là Mỹ, với giá trị của các lô hàng là 1,1 tỉ USD vào năm 2014.

- Thậm chí các quốc gia đã minh bạch việc giao dịch vũ khí cũng không tránh khỏi việc các lô hàng rơi vào tay các thế lực xấu. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy vũ khí của Brazil cuối cùng đã bị sử dụng bởi các tay buôn vũ khí Yemen, mặc dù ban đầu được Brazil bán cho Djibouti.

Paul Holtom, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, cho rằng ngành công nghiệp vũ khí cần phải minh bạch hơn nữa.

"Rõ ràng chuyện đó là không thể. Nhưng với vai trò là cơ quan giám sát, chúng tôi muốn đảm bảo vũ khí sẽ không rơi vào tay các nhóm khủng bố. Tại thời điểm hiện tại, việc đó là rất khó khăn," ông kết luận.