Khám phá căn biệt thự cổ và tìm lý do khiến nó đắt giá nhất hành tinh

13-10-2017 - 08:35 AM

Một ngôi biệt thự nằm ở miền nam nước Pháp có giá tới 410 triệu USD, biến nó trở thành ngôi nhà đắt giá nhất hành tinh từng được mua bán trong lịch sử.


Les Cèdres là căn biệt thự 187 năm tuổi nằm trên khoảnh đất rộng 35 mẫu anh ở miền nam nước Pháp. Nó gồm 14 phòng ngủ với nội thất được làm vô cùng tinh xảo và độc đáo. Trong suốt gần 200 năm lịch sử, nơi đây là chỗ ở của những người giàu có bậc nhất trong xã hội. Các chủ sở hữu của nó cũng mang quốc tịch khác nhau dù nó nằm ở Pháp.

Les Cèdres là căn biệt thự 187 năm tuổi nằm trên khoảnh đất rộng 35 mẫu anh ở miền nam nước Pháp. Nó gồm 14 phòng ngủ với nội thất được làm vô cùng tinh xảo và độc đáo. Trong suốt gần 200 năm lịch sử, nơi đây là chỗ ở của những người giàu có bậc nhất trong xã hội. Các chủ sở hữu của nó cũng mang quốc tịch khác nhau dù nó nằm ở Pháp.


Biệt thự Les Cèdres được xây dựng năm 1830 và được mua năm 1850 bởi Thị trưởng khu vực, người biến nó thành một nông trang trồng cây ô liu. Năm 1904, nó được bán cho Vua Bỉ Leopold II, người trở nên giàu có bằng các hoạt động khai thác khoáng sản và trồng đồn điền cao su ở vùng đất nay là Cộng hòa Dân chủ Congo. Ông cũng là người trồng khu vườn tuyệt đẹp xung quanh khu biệt thự.

Biệt thự Les Cèdres được xây dựng năm 1830 và được mua năm 1850 bởi Thị trưởng khu vực, người biến nó thành một nông trang trồng cây ô liu. Năm 1904, nó được bán cho Vua Bỉ Leopold II, người trở nên giàu có bằng các hoạt động khai thác khoáng sản và trồng đồn điền cao su ở vùng đất nay là Cộng hòa Dân chủ Congo. Ông cũng là người trồng khu vườn tuyệt đẹp xung quanh khu biệt thự.


Nằm ở vị trí thuận lợi, người ta có thể nhìn thấy dãy Alps hùng vĩ từ tầng 2 của biệt thự. Năm 1924, 15 năm sau khi vua Leopold qua đời, căn biệt thự được bán lại cho Marnier-Lapostolle, một gia đình doanh nhân giàu có, sở hữu thương hiệu rượu Grand Marnier. Họ sở hữu công trình này trong gần 100 năm cho tới khi bán nó vào năm 2016 cho Société des Produits Marnier Lapostolle (SPML), công ty mẹ của Grand Marnier.

Nằm ở vị trí thuận lợi, người ta có thể nhìn thấy dãy Alps hùng vĩ từ tầng 2 của biệt thự. Năm 1924, 15 năm sau khi vua Leopold qua đời, căn biệt thự được bán lại cho Marnier-Lapostolle, một gia đình doanh nhân giàu có, sở hữu thương hiệu rượu Grand Marnier. Họ sở hữu công trình này trong gần 100 năm cho tới khi bán nó vào năm 2016 cho Société des Produits Marnier Lapostolle (SPML), công ty mẹ của Grand Marnier.


Khi thương vụ này diễn ra, người ta đồn thổi nó có giá tới 1 tỷ bảng. Tuy nhiên, con số này khá vô lý. Thay vào đó, một thông tin cho rằng công trình này có giá khoảng 350 triệu bảng, tương đương 410 triệu USD. Diện tích ngôi nhà cũng như phần đất bao quanh nó cùng những giá trị về nghệ thuật mà công trình này mang trong mình suốt gần 200 năm qua cho thấy mức giá đó là hợp lý.

Khi thương vụ này diễn ra, người ta đồn thổi nó có giá tới 1 tỷ bảng. Tuy nhiên, con số này khá vô lý. Thay vào đó, một thông tin cho rằng công trình này có giá khoảng 350 triệu bảng, tương đương 410 triệu USD. Diện tích ngôi nhà cũng như phần đất bao quanh nó cùng những giá trị về nghệ thuật mà công trình này mang trong mình suốt gần 200 năm qua cho thấy mức giá đó là hợp lý.


Khung cảnh bên trong một phòng ngủ của công trình. Nó vẫn mang trong mình phong cách cũ.

Khung cảnh bên trong một phòng ngủ của công trình. Nó vẫn mang trong mình phong cách cũ.


Nhiều loại cây cũng được trồng trong khuôn viên của công trình. Người ta ước tính có tới 14.000 cây được trồng trong khu vườn.

Nhiều loại cây cũng được trồng trong khuôn viên của công trình. Người ta ước tính có tới 14.000 cây được trồng trong khu vườn.


Những tác phẩm nghệ thuật trong ngôi nhà.

Những tác phẩm nghệ thuật trong ngôi nhà.


Thư viện với 3.000 cuốn sách nằm trên những giá gỗ.

Thư viện với 3.000 cuốn sách nằm trên những giá gỗ.


Khung cảnh xung quanh nhìn từ công trình.

Khung cảnh xung quanh nhìn từ công trình.


Cây nong tằm, một loại cây đặc trưng của miền nhiệt đới, được trồng trong hồ nước nhân tạo giữa khuôn viên công trình.

Cây nong tằm, một loại cây đặc trưng của miền nhiệt đới, được trồng trong hồ nước nhân tạo giữa khuôn viên công trình.