Mới 8 tuổi đã bị đột quỵ: 4 nguyên tắc cấp cứu trẻ đột quỵ bậc cha mẹ nào cũng nên biết

15-11-2017 - 15:10 PM

Nhờ có sự nhanh trí của cha mẹ cùng sự giúp đỡ của nhân viên y tế, cậu bé 8 tuổi này đã sống sót và hồi phục nhanh chóng sau đột quỵ.

Cậu bé 8 tuổi đột quỵ vì lý do không ai ngờ tới

Sau bữa tiệc sinh nhật kỷ niệm tròn 8 tuổi, cậu bé Mason Payne đột nhiên kêu đau đầu, nhưng mẹ của Mason - cô Amy Fair nghĩ có lẽ bé bị cảm nắng hoặc bị mất nước. Tuy nhiên, ngày hôm sau tình trạng của Mason ngày càng diễn biến xấu đi.

Mason không thể nói, chảy dãi liên tục và không thể nâng cánh tay lên. Cô Amy và chồng đã ngay lập tức đưa Mason đến Bệnh viện Nhi đồng Children's Mercy. Bình thường, Mason là đứa trẻ năng động, luôn luôn chạy nhảy nô đùa, nên khi bé bị như vậy, tất cả mọi người đều cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.

Sau đó, Mason ngay được chuyển sang Hệ thống Y tế Đại học Kansas (Mỹ). Tại đây, các chuyên gia đã chẩn đoán bé bị đột quỵ. Cục máu đông bị vỡ gây tắc nghẽn hoàn toàn lưu thông máu đến động mạch cơ, một trong những động mạch quan trọng nhất trong não.

Mới 8 tuổi đã bị đột quỵ: 4 nguyên tắc cấp cứu trẻ đột quỵ bậc cha mẹ nào cũng nên biết - Ảnh 1.

Cậu bé Mason 8 tuổi, bệnh nhân nhí được chẩn đoán bị đột quỵ

Tiến sĩ Koji C. Ebersole, Giám đốc khoa phẫu thuật nội soi tại Hệ thống Y tế thuộc Đại học Kansas (Mỹ) cho biết, Mason bị chấn thương động mạch đốt xương sống bên trái. Để cứu sống Mason, TS Ebersole và đồng nghiệp đã quyết định thực hiện phẫu thuật cơ tim, một ống thông nhỏ được đưa vào hệ thống máu của Mason qua động mạch đùi.

Do không có các dụng cụ phẫu thuật phù hợp với trẻ em, TS Ebersole đã phải sử dụng các dụng cụ có kích thước dành cho người lớn để cấp cứu cho bé.

Sau 2 ngày phẫu thuật, Mason đã có thể ngồi dậy và hoạt động bình thường. TS Ebersole cho biết, khả năng hồi phục nhanh của Mason là nhờ yếu tố sức khoẻ tốt, đặc biệt là những cơ chế hoạt động có liên quan đến não.

Chuyên gia chỉ rõ nguyên tắc cấp cứu người bị đột quỵ

Tiến sĩ Colleen Lechtenberg, Giám đốc y khoa Trung tâm Đột quỵ Cao cấp thuộc Hệ thống Y tế của Đại học Kansas (Mỹ) cho biết, trường hợp trẻ bị đột quỵ như Mason là rất hiếm. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ ước tính tỷ lệ chênh lệch là 11 trên 100.000 trẻ em một năm.

Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng, đột quỵ ở trẻ em có thể phổ biến hơn vì nó thường bị chẩn đoán sai. Đột quỵ nằm trong top 10 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, và hơn 60 phần trăm những người sống sót sẽ bị khuyết tật.

Qua câu chuyện của Mason, các chuyên gia đã đưa ra những dấu hiệu xác định triệu chứng đột quỵ ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Theo đó, Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ của Mỹ đề xuất 4 nguyên tắc cấp cứu người đột quỵ được viết tắt bằng cụm từ FAST:

- F (Face): Vùng mặt, đột ngột biến sắc hoặc một bên mặt bị méo xệch.

- A (Arm): Cánh tay, đột ngột rã rời và đau yếu.

- S (Speak): Nói, phát âm ú ớ, khó hiểu, không rõ ràng.

- T (Time): Thời gian là cốt lõi, hãy gọi bác sĩ cấp cứu ngay tức khắc nếu trẻ có các dấu hiệu trên.

Cách nhận biết người bị đột quỵ

*Theo Healthline