Tiêu diệt được Pantsir, TNK vội vã khoe chiến tích UAV: Chẳng qua Nga "nhắm mắt làm ngơ"!

Tú Anh | 29-03-2020 - 06:43 AM

(Tổ Quốc) - Nga đã chủ động tránh thách thức các cuộc tấn công từ phía Ankara ở Idlib, Syria hoặc không cố tình bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ, còn nếu không Ankara sẽ khó có cơ hội "vùng vẫy".

Thổ Nhĩ Kỳ khoe chiến tích của máy bay không người lái ở Syria

Tháng 2/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria khi triển khai một số lượng lớn quân tiếp viện tới đây để thực thi thỏa thuận giảm leo thang căng thẳng ký kết với Nga ở Sochi năm 2018.

Tuy nhiên, tình thế đột ngột thay đổi khi vào ngày 27/2, ít nhất 34 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong một vụ không kích do Quân đội Chính phủ Syria tiến hành. Một số nhà quan sát cho rằng, cuộc tấn công do Nga thực hiện mặc dù Moscow thẳng thằng bác bỏ tuyên bố này.

Cáo buộc trên không phải không có cơ sở vì Quân đội Syria khó có thể phát động được một cuộc không kích như vậy mà lại diễn ra vào ban đêm trong khi Damascus không có các công nghệ cũng như bom dẫn đường chính xác cần thiết hỗ trợ cho sứ mệnh trong đêm tối.

Tuy nhiên, bất kể lực lượng nào tiến hành cuộc không kích thì mục tiêu của nó vẫn rất rõ ràng: Buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân ra khỏi Syria bằng cách cố tình làm tăng chi phí xung đột và tạo ra một cuộc tranh luận nội bộ ở Ankara về tính khả thi của chiến dịch chống Tổng thống Bashar al-Assad.

Để trả đũa, Ankara đã phát động Chiến dịch Lá chắn Mùa Xuân (OSS) chống lại Quân đội Syria cùng các lực lượng đồng minh do Iran hậu thuẫn.

Tiêu diệt được Pantsir, TNK vội vã khoe chiến tích UAV: Chẳng qua Nga nhắm mắt làm ngơ! - Ảnh 1.

Máy bay không người lái Anka-S của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TAI

Mặc dù không thể dựa hoàn toàn vào các máy bay chiến đấu F-16 bởi Nga đã kiểm soát không phận Idlib nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thành công trong việc tiêu diệt một phần lớn Quân đội Syria trong khu vực chỉ trong vài ngày bằng cách sử dụng hệ thống máy bay không người lái (UAV) cải tiến.

Quân Chính phủ của Tổng thống Assad đã chịu tổn khá nặng nề từ phương thức tấn công này.

Theo thông tin từ phía Thổ Nhĩ Kỳ thì Syria đã thiệt hại 3.000 binh sĩ, 151 xe tăng, 8 máy bay trực thăng, 3 máy bay không người lái, 3 máy bay chiến đấu (trong đó có 2 chiếc Su-24 do Nga sản xuất).

Ngoài ra, còn có khoảng 100 xe quân sự và xe bọc thép, 8 hệ thống phòng không, 86 khẩu pháo và lựu pháo, nhiều xe tải và kho chứa đạn dược, một trụ sở chỉ huy cùng hàng loạt thiết bị và phương tiện quân sự khác bị phá hủy.

Trong chiến dịch OSS, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phần nào đó đã chứng tỏ được năng lực tác chiến bằng máy bay không người lái do nước này tự thiết kế, phát triển và sử dụng. OSS là chiến dịch chứng kiến Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhiều nhất các UAV nội địa Anka-S và Bayraktar TB2.

Với Ankara, lợi thế của các máy bay không người lái là khá rõ ràng: Chúng cho phép Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thống lĩnh không phận mà không cần huy động thêm các lực lượng không quân, bộ binh nhưng vẫn gây tổn thất lớn cho kẻ thù.

Tính chính xác và mức độ sát thương từ các vụ không kích bằng UAV ở Idlib được giới phân tích Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá là khá ấn tượng.

Truyền thông Thổ Nhĩ kỳ thậm chí còn cho rằng các vụ tấn công ồ ạt bằng UAV chống lại lực lượng quân đội Chính phủ Syria là một sự “sỉ nhục” với cả người Nga bởi công nghệ, trong đó có các hệ thống phòng không do Moscow chế tạo, đã tỏ ra “vô dụng”.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara đã phá hủy thành công 8 tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir cho dù Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin này và gọi đó không khác gì “một lời nói cường điệu”.

Tiêu diệt được Pantsir, TNK vội vã khoe chiến tích UAV: Chẳng qua Nga nhắm mắt làm ngơ! - Ảnh 2.

Hệ thống phòng không Pantsir-S1

Nga không "nhắm mắt làm ngơ", Thổ Nhĩ Kỳ liệu có cơ hội?

Pantsir là hệ thống phòng không tầm gần và tầm trung, được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở trọng yếu và chống trả các vụ không kích chính xác hoạt động ở trần bay thấp. Trong ít nhất 2 sự vụ, các UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã loại bỏ được các tổ hợp Pantsir-S1 tại Idlib.

Nhân cơ hội này, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã không tiếc lời ca ngợi hiệu quả tác chiến của các UAV do Ankara sản xuất, đồng thời hạ thấp vai trò của công nghệ phòng không Nga. Họ viện dẫn, nhiều quốc gia trên thế giới đã theo dõi sát sao chiến dịch OSS để rút ra bài học và đánh giá hiệu quả hoạt động của các UAV Thổ Nhĩ Kỳ.

Ukraine và Qatar hiện là hai khách hàng chính mua UAV Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 1/2018, Ukraine đặt mua 12 chiếc Bayraktar TB2 còn Qatar ngay sau đó cũng ký kết hợp đồng mua 6 chiếc UAV cùng chủng loại.

Một số quốc gia khác, hoặc cũng đang đặt mua hoặc tham gia vào các sự án liên doanh với Ankara chế tạo UAV dựa trên công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Ukraine, Pakistan, Indonesia, và Tunisia.

Tuy nhiên, chuyên gia Shashank Joshi, biên tập viên quốc phòng của tờ The Economist lại đưa ra một quan điểm trái ngược đáng suy ngẫm: “Tôi nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh được một số khả năng tấn công chính xác khá ấn tượng tại Idlib tháng vừa qua nhưng chúng ta chưa thể đưa ra kết luận chính xác từ sự vụ này”.

"Nga đã chủ động lựa chọn phương án tránh thách thức các cuộc tấn công từ phía Ankara hoặc tìm cách bắn hạ máy bay trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như Nga chọn cách đóng cửa không phận Idlib, nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng quân theo thỏa thuận ngừng bắn năm 2018 thì Ankara có lẽ sẽ chẳng còn mấy cơ hội vùng vẫy”.

Thổ Nhĩ Kỳ công bố video ghi lại cảnh hệ thống Pantsir do Nga chế tạo bị UAV của nước này tấn công phá hủy

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM