Khi nhìn lại, tôi tự thấy những sự lựa chọn có phần liều lĩnh ngày ấy đã tạo nên tôi - một tôi trẻ tuổi, ham thú trải nghiệm nhưng đã biết trân quý từng khoảnh khắc bên gia đình và rằng thì cuộc đời ai cũng sẽ có những bước ngoặt.

“Mẹ ơi, con bỏ nghề, về với mẹ nhé” - dòng tin nhắn tôi gửi cho mẹ ngay sau khi chuyến bay cuối cùng của chặng đường gắn bó với nghề tiếp viên hàng không kết thúc, những lượt khách cuối cùng đã kéo vali rời khỏi tàu bay.

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 1.

Những ngày cuối năm thật lạ. Khi mà ngay cả chính bản thân bạn nhiều lúc cũng không muốn thì dòng kí ức về (một) sự kiện nào đó vẫn ùa về - một cách vẹn nguyên - theo một cách đặc biệt nào đó.

Từ chiếc laptop quen thuộc đang phát bộ phim yêu thích của tôi, đoạn thông báo quen thuộc trên mọi chuyến bay vang lên như một lời nhắc giúp tôi nhớ, mình đã từng có chặng hành trình đáng tự hào về bản thân như thế.

“Chúc quý khách có một chuyến bay tốt đẹp!”

Những giọt mưa bay nhẹ trong tiết trời lạnh buốt của mùa đông Hà Nội khiến tôi nghẹn ngào nhớ lại chuyến bay ngày hôm ấy - cũng là lí do mà tôi quyết định từ bỏ công việc ước mơ đối với bao người, thậm chí còn là ước nguyện lớn nhất cuộc đời của mẹ tôi.

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 2.

Tháng 12 năm 2022. Tôi lên đường đi Nhật Bản.

“Là Nhật Bản cơ đấy! Con gái mẹ giỏi quá!” - Đó là dòng tin nhắn của mẹ gửi cho tôi. Còn tôi khi ấy mắt sáng như sao vì đây chính xác là tất cả những gì tôi đã mơ ước trong suốt những năm còn ngồi ghế trên ghế nhà trường. Cũng là nền tảng cho những chặng đường xa hơn của chính tôi trong tương lai. Và tôi - một cô gái trẻ 24 tuổi ngày đó, vỗ ngực tự hào, đủ xúc động đến nỗi đang ngồi không cũng có thể “bỗng dưng” khóc òa lên.

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 3.

Tuy vậy, trái ngược với tất cả niềm háo hức ban đầu. Ngay khi máy bay đáp xuống sân bay Haneda, tất cả những gì tôi nhớ về ngày hôm đó là chúng tôi - toàn bộ phi hành đoàn chết lặng sau khi nghe một người đồng nghiệp thông báo về việc mẹ của cô ấy vừa mới qua đời. Không thể từ chối nhiệm vụ để trở về, cũng không được phép rơi nước mắt khi đang phục vụ hành khách. Chuyến bay trở về Việt Nam vẫn diễn ra như bình thường, với những nụ cười và phong thái nhẹ nhàng đã được huấn luyện bao ngày - như thể chẳng có chuyện gì xảy ra.

Tôi tự hỏi bản thân, tại sao chúng tôi vẫn có thể cười, có thể làm việc, có thể không khóc, khi mà chỉ sau vài tiếng đồng hồ có thể phải đối diện với sự thật kinh khủng rằng bản thân đã mất đi 1 nửa động lực sống.

“Chúng tôi hy vọng quý khách đã có một chuyến bay thoải mái. Cảm ơn quý khách và rất mong sớm gặp lại quý khách. Quý khách

vui lòng ngồi yên tại chỗ cho đến khi máy bay dừng hẳn và cửa máy bay được mở…”

Máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài. Những hành khách cuối cùng đã rời khỏi máy bay, hình ảnh cô bạn đồng nghiệp mềm nhũn, yếu ớt trút bỏ toàn bộ lớp “mặt nạ” cuối cùng, òa khóc vụn vỡ khiến tim tôi như thắt lại.

Hết giờ, tôi kéo đồ một cách vội vã và ngay lập tức trở về nhà, nhìn thấy tóc mẹ đã điểm bạc, những nếp nhăn của bố xuất hiện nhiều hơn, dáng đi cũng dần trở nên chậm chạp... Khoảnh khắc ấy khiến tôi nhận ra rằng, không có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc cả gia đình được ở bên nhau, cũng không có chuyến đi nào vui hơn chuyến đi cùng nhau của cả nhà.

Và hẳn rằng, ai trong số chúng ta, ngoài những điều mong muốn về giàu – sang – phú - quý, vẫn luôn có một mẫu số chung nguyện cầu là "sum vầy”, là “hạnh phúc vẹn tròn".

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 4.

Mỗi bức hình là một lần “check-in” ở một vùng đất mới, tôi biết cuộc sống này là ước mơ của biết bao người trẻ. Và hành trình vạn dặm, mỗi ngày lại tích lũy thêm 1 chút, trải nghiệm là những điều mà nhiều người trẻ ham thú.

Mọi thứ hoàn hảo đến thế, duy chỉ có trong lòng tôi xuất hiện một cảm xúc không tên hối thúc tôi trở về, từ bỏ công việc đã từng là mơ ước. Và bắt đầu lại với một công việc khác - không quan trọng danh xưng là gì, đặt chân tới bao nhiêu quốc gia. Điều tôi cần chỉ là được ở gần bố mẹ nhiều hơn.

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 5.

Giữa thành phố huyên náo tiếng người và tiếng xe, xen lẫn tiếng mẹ  gọi  dậy  ăn  sáng:  “7h  rồi  Minh  An  ơi,  có  dậy  mà  ăn  sáng không?” cùng lời bố văng vẳng: “Bố dắt xe ra rồi đấy, nay đi làm rồi về sớm còn nướng cá nhé! Bố mới câu được con cá hồi sáng, ngon lắm!”. Tôi thấy mình nhỏ bé và hạnh phúc. Tôi tự do trong khuôn khổ do chính mình mong muốn, nhưng dường như cuộc sống của bố mẹ thì đang lặp đi lặp lại trong một không gian quá nhỏ hẹp.

Tôi thầm nghĩ, 3 năm sống xa gia đình dường như cũng là một điều tốt. Sống xa nhà cho tôi biết trân trọng hơn những người thương yêu, những nơi thân thuộc và nhận ra chuyến đi đáng mong đợi nhất cuối cùng lại là chuyến đi trở về nhà. Còn chuyến đi cùng với gia đình mới là hành trình quý giá nhất của đời người.

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 6.

Ngồi sau lưng mẹ đi mua đồ về nấu cơm, quãng đường như ngắn lại, trong mắt tôi cũng thấy nhiều cảnh tượng đa sắc màu, mà phần nhiều là vui nhộn hơn.

Mẹ hỏi tôi, đi máy bay nhiều rồi, thấy đi xe máy thế nào? Mỏi lưng không? Bụi bặm và ồn ào không?

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 7.

Khi được hỏi ý nghĩa của cuộc sống nằm ở đâu thì hầu hết mọi người đều xếp gia đình lên hàng đầu. Nhưng đa số mọi người đều không biết phải làm gì để những khoảng cách thế hệ có thể xích lại gần nhau. Vì cuộc sống luôn có những quy luật của nó, ai rồi cũng phải trưởng thành. Và trong hành trình đó, chúng ta có thể bị đẩy đi xa, thậm chí rất xa - từ bao giờ không hay…

Ngày mới vào đại học, tôi từng hứa với bố mẹ rằng thì nếu nhận được tháng lương đầu tiên nhất định sẽ đưa bố mẹ đi du lịch. Tôi muốn bố mẹ nhìn thấy thế giới rộng lớn ngoài kia, cảm nhận vô vàn cảm xúc trên từng bước chân. Thế nhưng, ước mơ mãi chưa thành hiện thực khi tôi cứ thế cuốn vào những chuyến bay trên bầu trời.

+ “Thế cũng được!”

Rồi hai mẹ con tôi nở nụ cười hân hoan. Đôi mắt mẹ rạng ngời niềm hạnh phúc.

Hành trình chọn xe của cả nhà tôi bắt đầu…

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 8.

Mất một tuần liền, tôi và bố tìm hiểu về các dòng xe. Đương nhiên, quy tắc lựa chọn là chỉ nằm trong budget 1 tỷ thôi. Số tiền này không khó để chọn xe, nhưng lựa thế nào để phù hợp với một người trẻ như tôi, lại đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ thì không hề dễ dàng.

Sau đó, tôi và bố quyết định chọn Innova Cross phiên bản hybrid. Ở chiếc xe này, tôi hoàn toàn có thể dung hòa sự khác biệt giữa hai thế hệ. Ví dụ như, hàng ghế thứ 2 được thiết kế sang trọng và thư giãn, có chức năng ngả, kèm đệm đỡ bắp chân giúp

bố mẹ đi xa thoải mái, đỡ mệt hơn nhiều. Kết hợp với đó là thiết kế sàn xe phẳng giúp tối ưu không gian để chân mang lại sự thoải mái tối đa cho người sử dụng.

Chưa kể, mẫu xe trang bị hệ thống an toàn Toyota Safety Sense trên bản hybrid, gồm các tính năng: cảnh báo tiền va chạm, cảnh báo lệch làn và hỗ trợ giữ làn đường, điều khiển hành trình chủ động, đèn chiếu xa tự động. Cùng với đó là rất nhiều tính năng an toàn khác như cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau…

- “Chốt không bố?”

+ “Ừ chốt”

Vậy là, gia đình tôi có thêm một người bạn mới. Hành trình mới này có thể không có những bức hình long lanh như khi đi cùng nhóm bạn thân, nhưng những phút giây cả nhà quây quần bên nhau thì không chuyến đi nào ngoài chuyến đi gia đình có thể mang lại.

Cuối năm kể về tình thân, gia đình và những hành trình đong đầy kỷ niệm - Ảnh 10.

Để phù hợp với sức khỏe của bố mẹ và “làm quen” với người bạn mới này, chúng tôi bắt đầu bằng chuyến đi cắm trại trong ngày, cách nhà 30km. Rồi dần tới khu nghỉ dưỡng cách nhà chừng 100km… Rồi xa hơn, cung đường bớt “êm” hơn…

- “Bố mẹ thấy sao? Tay lái của con thế nào?”

+ “Cha bố nhà cô. Êm. Nhưng là do xe êm!”

Những câu chuyện cứ thế nối dài theo một cách tự nhiên. Đầy ắp tiếng cười và kỉ niệm. Đưa hai thế hệ đến gần nhau hơn

Và thay vì chọn một phương thức trực tiếp, tôi nghĩ, chúng ta có thể mượn những câu chuyện từ quá khứ để xoa dịu hiện tại và xây dựng tương lai. Thay vì nói hết tất cả những nghĩ suy qua bữa tối ở nhà một cách ngại ngùng, ta có thể chọn kể về tình thân, về ý nghĩa của gia đình qua những chuyến đi trọn màu hạnh phúc, ngập tràn niềm vui.

Tôi trộm nghĩ, ô tô với gia đình tôi lúc này, không còn là câu chuyện của “tài sản” hay “tiêu sản”, nó trở thành nơi lưu giữ “di sản” trong chính kho tàng kỉ niệm đó.

Lam Anh
Janh
Theo Trí Thức Trẻ